Việc lựa chọn gạch dán tường cho không gian nội thất, hay gạch dán ngoài mặt tiền đều phải lưu ý nhiều yếu tố khác nhau như chức năng, tính chất, điều kiện công trình… Bài viết dưới đây, TPW giới thiệu đến bạn một số kinh nghiệm về hạng mục này, hy vọng đó là những thông tin hữu ích giúp bạn chọn được loại gạch ốp tường phù hợp với từng không gian.
- Tìm hiểu những mẫu gạch dán tường phổ biến trước khi lựa chọn
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch ốp khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu, sở thích và điều kiện khác nhau. Nhưng chủ yếu tập trung vào 5 loại sau đây:
Gạch ceramic
Loại gạch dán đầu tiên là gạch ceramic có thành phần chính được làm từ đất nung, với khoảng 70% là đất sét và 30% còn lại là bột đá và fenspat. Ưu điểm của loại gạch này là giữ màu rất tốt, bất chấp mọi điều kiện thời tiết vẫn luôn bóng sáng, đảm bảo không phai nhạt theo thời gian.
Một ưu điểm vượt trội của gạch ceramic nữa là hoàn toàn không có hiện tượng rêu mốc hay rạn nứt như nhiều loại gạch khác trên thị trường. Đây là một trong những ứng cử viên sáng giá cho nhiều công trình lớn, đáp ứng được yêu cầu về màu sắc đa dạng.
Tuy nhiên, gạch dán tường ceramic cũng có nhược điểm là độ hút nước lớn nên dễ bị căng phồng, giãn nở,… Vì thế hạn chế sử dụng loại gạch này để ốp tường nhà tắm, bể bơi, những địa điểm có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với hơi nước.
Gạch men dán tường
Gạch men được mệnh danh là loại gạch “quốc dân” bởi độ phổ biến của chúng, cũng như giá cả hợp lý cùng với những đặc tính nổi bật khác. Cấu tạo của gạch men cũng khá đơn giản, bao gồm các lớp men phủ trên bề mặt của gạch nên có khả năng chống trơn trượt tốt, độ ma sát cao lại dễ dàng vệ sinh và lau chùi. Hơn thế nữa, màu sắc của loại gạch này cũng rất đa dang, phong phú với nhiều hoa văn, họa tiết khác nhau giúp bạn thỏa sức sáng tạo không gian sống của riêng mình.
Có nhiều ưu điểm là thế, nhưng loại gạch này cũng có hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng như không thể chịu được áp lực cao, dễ bị nứt mẻ, chống ẩm chưa tốt,… Và đặc biệt, khi sử dụng sau một thời gian nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ dễ bị hoen ố, mất đi tính thẩm mỹ vốn có. Tuy nhiên, đây vẫn lựa chọn hàng đầu với nhiều người bởi chúng có giá cả hợp lý.
Gạch bóng kính
Do thành phần cấu tạo chủ yếu là bột đá nên loại gạch dán tường này không được phủ lớp men. Độ bóng của gạch được tạo ra hoàn toàn nhờ kỹ thuật mài thủ công nên giữ được nét tự nhiên vốn có của đá.
Ưu điểm của loại gạch này là có độ bền cao, chịu áp lực gần như tuyệt đối. Loại này còn có khả năng chống trầy xước và bám bẩn tốt, rất dễ vệ sinh, kể cả có dùng chất tẩy rửa cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng gạch.
Điểm hạn chế của gạch bóng kính là tính thẩm mỹ có thể không hoàn hảo như những loại gạch khác, do làm từ bột đá nên vẫn còn nét thô sơ và nhiều khe hở. Màu sắc sản phẩm cũng hạn chế, có tính trơn trượt gây khó khăn trong quá trình thi công xây dựng.
Gạch đá Granite
Loại gạch này thường được sử dụng cho việc ốp nhà tắm, cầu thang, thậm chí lát sàn nhà bởi tính chất của đá granite thường rất cứng, chịu nước và va đập tốt.
Tuy nhiên, do thành phần là đá tự nhiên nên việc khai thác khá khó khăn, đi cùng với đó là giá thành của gạch đá granite thường cao hơn so với mặt bằng chung các loại khác trên thị trường.
Gạch xương bán sứ
Gạch xương bán sứ là sự kết hợp giữa gạch đá granite và gạch ceramic. Với cấu tạo như thế, loại gạch dán tường này thừa hưởng những ưu điểm vượt trội như có độ cứng cao, ít bị rạn nứt, chống hoen ố, ẩm mốc và trơn trượt cực kỳ tốt. Trên bề mặt gạch còn được phủ một lớp men chống nước và chống thấm giúp công việc lau vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
- Kinh nghiệm lựa chọn gạch dán tường đẹp phù hợp cho từng không gian
Do có nhiều loại gạch dán tường khác nhau, nhà đầu tư rất dễ hoang mang và đau đầu để chọn lựa loại nào phù hợp nhất với không gian. Để giải đáp vấn đề này, mời bạn xem qua những kinh chọn lựa gạch được chia sẻ bởi KTS TPW ngay bên dưới nhé!
Gạch dán tường phòng khách
Để lựa chọn gạch ốp tường phù hợp cho thiết kế phòng khách, cần xác định phong cách thiết kế (modern, minimalist, eclectic…), tone màu chủ đạo và mục đích sử dụng. Gạch ốp tường phòng khách cũng giúp làm rõ phong cách thiết kế và để kết hợp chung với gạch lát nền cần tone – sur – tone, có màu sắc trung tính để đồ nội thất được nổi bậc.
Nếu gạch ốp nhằm mục đích tạo điểm nhấn, cần sử dụng những mẫu gạch màu sắc sống động, thiết kế hiệu ứng lạ mắt như gạch khắc kim, nhũ bạc,…
Nếu nhu cầu chỉ đơn giản là bảo vệ tường, tránh bị bám bẩn và dễ dàng vệ sinh, bạn cần những mẫu gạch phòng khách với bề mặt bóng hoặc bán bóng và tuỳ vào diện tích phòng để chọn kích thước gạch phù hợp.
Gạch dán bếp
Bếp là khu vực thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ và bụi bẩn. Sử dụng gạch dán tường cho khu vực này không chỉ làm đẹp cho không gian mà còn có tác dụng bảo vệ tường, chống ẩm mốc, hư hại, dễ dàng lau chùi, giúp nhà bếp luôn như mới.
Tuỳ theo nhu cầu và phong cách thiết kế, gạch dán bếp có thể sử dụng cả 2 loại bề mặt mờ hoặc bóng, với các kiểu vân khác nhau, kích thước chuyên dụng thường là 300×600, 300×800 và 800×800.
Bên cạnh các kích thước trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng gạch trang trí để ốp tường bếp với những kiểu phối độc đáo mang cá tính riêng, tạo cảm hứng nấu nướng.
Gạch dán tường nhà tắm
Sử dụng gạch dán tường toilet đã trở nên trở nên quá quen thuộc với hầu hết mọi công trình từ nhà phố, chung cư, biệt thự, đến quán cafe, nhà hàng, khách sạn…
Ngoài các kích thước 300×600, 300×800 cơ bản, gạch ốp tường nhà tắm ngày nay được sản xuất với nhiều định dạng khác nhau: lục giác, gạch bông, thẻ, mosaic… Gia chủ hoàn toàn có thể sử dụng các mẫu gạch dán tường 3d cho bức tường phòng tắm của mình.
Ngoài ra, sử dụng mẫu gạch lát nền nối dài từ sàn đến tường tạo nền một không gian liền mạch cũng là một ý tưởng ốp lát tuyệt vời, giúp căn phòng trở nên rộng và thoáng hơn.
Gạch ốp tường mặt tiền
Gạch dán tường được ví von như “bộ trang phục” của ngôi nhà. Một bộ trang phục đẹp sẽ dễ tạo thiện cảm đối với người nhìn hơn. Vì thế, hãy áp dụng những kinh nghiệm trên đây của chúng tôi để không gian sống của bạn trở thành phiên bản hoàn hảo nhất, khiến mọi người ngưỡng mộ và trầm trồ.