VÁCH THẠCH CAO LÀ GÌ? LƯU Ý KHI THI CÔNG VÁCH THẠCH CAO

Vách thạch cao được đánh giá là giải pháp toàn diện về tường và vách cho các công trình xây dựng và thi công nội thất. Không chỉ với tính năng vượt trội về chất lượng và thiết kế, vách thạch cao còn có ưu điểm về thi công dễ dàng và nhanh chóng,

Vách thạch cao là gì?

Vách thạch cao là một hệ thống các vách tương tự như tường xi măng. Tuy nhiên chúng không cố định với móng nhà mà có thể thiết kế linh hoạt dựa vào sở thích của gia chủ.

Vách thạch cao sau khi hoàn thiện trông giống như một bức tường xây thật, chắc chắn kiên cố nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.

Cấu tạo của vách thạch cao

Vách ngăn thạch cao là những bức tường bao gồm sườn xương và tấm thạch cao để phân biệt các không gian trong căn nhà.

Vách thạch cao được tạo thành bởi các vật liêu bao gồm: Khung xương kim loại, tấm thạch cao bao phủ, sơn bả matit và các vật tư phụ.

– Khung xương chịu lực bên trong được làm từ kim loại có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để bắt lên sàn nhà thông qua các ke và vít

– Tấm thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho vách, các tấm thạch cao được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng và vật tư phụ

– Lớp bả và sơn: Đây là lớp áo ngoài cùng cho vách thạch cao, tạo độ nhẵn mịn và tạo nét thẩm mỹ.

Các vật tư phụ có thể kể tới như bông thủy tinh, tấm cao su tổng hợp để hạn chế tiếng ồn và chống chá

Ưu điểm của vách thạch cao

Có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần so với các loại tường gạch, xi măng.

Vách thạch cao được đánh giá là nhẹ hơn gạch 8 lần

Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống ẩm, chống ánh nắng cực tốt.

Khả năng chịu lực tốt

Chất liệu an toàn với cơ thể con người, thân thiện với môi trường xung quanh.

Tỷ lệ hấp thu độ nóng cũng như tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác.

Trọng lượng nhẹ, dễ dàng trong việc thi công, lắp đặt, thay thế, sửa chữa.

Tính thẩm mỹ cao, có nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau cho bạn chọn lựa.

Phù hợp với nhiều không gian lắp đặt khác nhau, đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ

Phân loại vách thạch cao

Dựa vào cấu tạo, người ta chia vách thạch cao thành hai loại. Loại thứ nhất là vách thạch cao một mặt, còn lại là vách hai mặt.

Vách thạch cao một mặt: Là loại vách chỉ có một mặt tấm, có tác dụng che một phần không gian sống còn mặt kia thì không cần trang trí. Loại vách này có thể uốn cong và trang trí tùy ý trên mặt tấm. Và thường được dùng trang trí phòng khách, trang trí thêm tạo sự nổi bật cho bức tường…

Vách thạch cao hai mặt: Về cấu tạo, vách thạch cao hai mặt cũng được cấu tạo bao gồm một khung xương. Tuy nhiên, cả hai mặt đều sử dụng tấm thạch cao và đều được nhìn thấy. Loại vách này thường dùng để phân chia phòng thay thế cho bức tường ngăn phòng mà ta vẫn thường thấy.

Ứng dụng của vách thạch cao

Vách thạch cao có rất nhiều ứng dụng trong ngành xây dựng, thi công nội thất. Vừa có tác dụng phân chia không gian vừa làm điểm nhấn làm đẹp không gian sống thêm phần ấn tượng

Dựa vào sự đa dạng trong nhu cầu sử dụng, vị trí lắp đặt, sở thích của người tiêu dùng, Vách thạch cao chia ra thành nhiều loại: vách ngăn thạch cao chịu nước, cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống ồn,… bạn có thể tùy ý lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

Quy trình thi công vách thạch cao

Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi tiến hành thi công bạn cần chuẩn bị: Búa, kềm, kềm rút ri- vê, kéo cắt, kéo cắt ty, tuốc-nơ-vit, khóa 10, thước dây, dây căng, quả dọi, ống cân ni- vô, ổ cắm quay, khoan điện, cưa, dao trét, dao nhọn, viết chì, thước thủy, dụng cụ bảo hộ, thang nhôm. Tùy vào quy mô công trình mà bạn có thể thêm hoặc bớt một vài dụng cụ cho phù hợp.

Tiến hành thi công

Về cơ bản khi thực hiện quy trình hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao thì gồm 7 bước cơ bản, khi thực hiện bắt buộc phải tuân thủ đúng, đủ và theo tuần tự các bước. Quá nôn nóng đốt cháy giai đoạn hoặc không tuân thủ theo từng bước, chất lượng sản phẩm sẽ không được đảm bảo dẫn đến những hậu quả khôn lường.

 Quy trình 7 bước của hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao đúng kĩ thuật

Bước 1: Xác định vị trí thi công

Dùng thước để xác định vị trí của vách trên sàn và tường

Dùng máy lazer để xác định vị trí chuẩn, rồi dùng mực để lấy dấu trên sàn , tường và trần

Bước 2: Lắp đặt thanh ngang

Tùy vào bề dày thiết kế của vách để có thể lựa chọn thanh vách phù hợp theo đường mực đã được đánh dấu trên sàn trần và vách nhà đúng thiết kế bản vẽ đã được duyệt. Dùng khoan bê tông khoan lỗ xuyên qua thanh ngang xuống sàn bê tông, đóng tắc kê thép vào lỗ vừa khoan, dùng tuýp để siết chặt tắc kê vừa đóng.

Với sàn là tấm cứng và trần thạch cao liên kết các thanh ngang bằng cách bắn vít trực tiếp

Bước 3: Lắp đặt thanh đứng

Trên các thanh đứng , vào các thanh ngang đã lắp sẵn theo phương thẳng đứng , khoảng cách giữa các thanh đứng là 400mm . Thanh đứng đầu tiên được dựng sát tường, dùng khoan bê tông khoan lỗ xuyên qua thanh đứng vào tường, đóng tắc kê thép vào lỗ vừa khoan, dùng tuýp siết chặt.

Các thanh đứng phải được cắt sao cho phù hợp với chính xác vách thiết kế đã được duyệt. Sau đó , lần lượt chèn tiếp các thanh đứng theo  khoảng cách đã được đánh dấu .

Khóa các thanh đứng và thanh ngang bằng vít.

Bước 4: Gia cố các vị trí treo vật dụng

Tùy theo chiều cao của vách, vị trí cửa đi, cửa sổ, vị trí và khoảng cách giữa các thanh đứng yêu cầu liên kết ngang để đảm bảo độ ổn định cho vách. Gia cố khung cho các vị trí sẽ lắp đặt các đồ nội thất phù hợp

Bước 5: Lắp tấm lên khung

Đặt chiều dài của tấm thạch cao song song với thanh đứng , dùng vít bắt tấm vào thanh đứng , khoảng cách vít ở mặt tấm không quá 200mm, và khoảng cách phía trong tấm không quá 300mm

Tiếp tục thực hiện như tấm thứ nhất cho đến khi thực hiện xong vách.

Lắp tấm tiếp theo cho mặt vách đối diện , tấm được lắp sao cho mối nối tấm giữa 2 mặt vách không trùng nhau.

Tiếp tục lắp đặt cho đến khi hoàn thiện vách.

Nếu trong yêu cầu lắp đặt 2 lớp hoặc nhiều hơn thì phải chú ý mối nối tấm giữa 2 lớp không được trùng nhau.

Bước 6: Gia cố vị trí cửa đi

Khi các thanh nằm sát ở vị trí cửa  cần phải cắt xương thanh nằm ra khoảng 400mm , sau đó bẻ vuông góc lên theo phương thẳng đứng và liên kết vào thanh đứng bằng vít. Vị trí phía trên cửa cũng được gia cố thêm thanh nằm nhằm tạo nên sự chịu lực cho cửa đi.

Sau khi gia cố xong tại các vị trí này tiếp tục lắp tấm cho đến khi hoàn thiện vách.

Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm

Công đoạn hoàn thiện của hướng dẫn làm vách thạch cao là thi công sơn bả bề mặt. Công tác bả được thực hiên sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm. Khi đó bề mặt thạch cao được xử lí gần như nhẵn hơn không còn vết các khớp nối, liên kết. Đến khi bề mặt đã khô thoáng thì bạn có thể dùng các vật dụng trang trí như sơn hoặc giấy dán tường để “làm đẹp” tấm vách.

Lưu ý quan trọng khi thi công vách thạch cao

Thời gian thi công

Vách quyết định rất lớn đến chi phí xây dựng và tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà. Các chuyên gia thiết kế nhà luôn khuyến cáo rằng bạn nên tính toán phương án cho phần vách và trần nội thất trước. Tránh trường hợp xây nhà rồi mới tính toán thi công vách.

Lựa chọn nguyên vật liệu

Ngoài việc trang trí, những tấm vách còn có tác dụng che chắn, bảo vệ không gian. Nếu trần và vách được làm bằng những nguyên vật liệu kém có thể dẫn đến việc nứt hoặc sập. Do vậy, bạn nền tìm kiếm sản phẩm từ nhà sản xuất có thương hiệu uy tín và có chế độ bảo hành rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tìm kiếm thợ có tay nghề giỏi và nên giám sát cẩn thận khi thi công

Thi công chất liệu này không quá phức tạp nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho toàn bộ công trình. Do đó, để tránh việc mất thời gian tu sửa sau này thì việc tìm đơn vị thi công nội thất giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý khi xây dựng.

Call Now Button