3 Cách Thiết Kế Cầu Thang Tầng Lửng Tùy Theo Nhu Cầu Sinh Hoạt

Với 4 cách thiết kế cầu thang tầng lửng dưới đây, ngôi nhà dù chật hẹp đến đâu cũng trở nên rộng rãi, giúp gia chủ tận dụng được tối đa diện tích sử dụng.

Tầng lửng là phương án để tăng diện tích sử dụng phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hoặc nằm trong khu vực bị khống chế số tầng bởi tầng lửng không tính là một tầng riêng biệt. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích lớn, tầng lửng tạo ra không gian thoáng, đẹp và sang trọng.

Thiết kế cầu thang tầng lửng với loại thang cặp hông.

Đây là thiết kế phổ biến thường thấy đối với nhà có bề ngang rộng hơn 4m bởi thang cặp hông tận dụng tốt bề ngang để làm phòng khách, phòng bếp. Cầu thang sẽ lên thẳng tầng lửng không có chiếu nghỉ.

Với độ cao tầng trệt thông thường là 2m7 – 2m9 cầu thang sẽ được chia làm 17 bậc nằm trong cung sinh thường có lam, vách che chắn ở bậc đầu tiên để không bước thẳng từ hướng cửa chính lên tránh phạm phải phong thủy nhà phố.

Loại cầu thang này cho phép tận dụng tối đa không gian tầng lửng thông thường là 65% diện tích tầng trệt để làm các không gian chính như phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc, phòng ngủ…

Với độ dốc cao của thang hoàn toàn có thể tận dụng gầm thang làm tủ kệ tivi, tủ chứa đồ khô,..

Nhược điểm của loại thang này chỉ phù hợp cho nhà có bề ngang trên 4m, thiết kế không gian xuyên suốt từ phòng khách đến bếp không có sự tách biệt.

Chức năng cơ bản nhất của cầu thang là làm nơi di chuyển cho mọi người. Đặc biệt thiết kế cầu thang cần phải có độ dốc thoải mái trong tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho mọi người. Tính thẩm mỹ là quan trọng nhưng nó luôn xếp sau tiêu chí an toàn.

Cầu thang ngay thông tầng lửng.

Công năng tương tự như loại cầu thang cặp hông trên thay vì bề ngang loại thang hai chiếu nghỉ này lại tận dụng chiều dài nhà xây sát ngay thông tầng lửng để lộ hệ kết cấu thang nếu làm thang zigzag rất đẹp được ứng dụng phổ biến hiện nay.

  • Ưu điểm vẫn sử dụng hết công năng tầng lửng phía sau nhà, ngăn chia không gian riêng tư giữa bếp và phòng khách.
  • Nhược điểm gầm thang khá thấp chỉ có thể sử dụng làm tiểu cảnh bên dưới.

Thiết kế thang chia không gian tầng lửng làm hai.

Đây là kiểu bố trí cầu thang phổ biến nhất bởi cầu thang nằm ở vị trí trung tâm chia đôi không gian tầng lửng trước và sau. Phù hợp cho nhà có chiều dài lớn theo nhu cầu sử dụng vừa đủ phía sau không gian chính và phía trước là không gian phụ nếu diện tích hẹp có thể sử dụng làm phòng thờ, phòng sinh hoạt chung hoặc kho chứa đồ.

Cách bố trí này cũng áp dụng diện tích tầng lửng chỉ 65% diện tích tầng trệt nhưng đủ rộng để bố trí 2 không gian xung quanh cầu thang.

Một chia sẻ kinh nghiệm bổ ích cho khách hàng khi tìm đến các đơn vị thi công, xây dựng đó là tìm hiểu những thông tin cần thiết như lĩnh vực hoạt động, đội ngũ kiến trúc sư như thế nào, công trình thi công thực tế ra sao. Bạn nên làm việc trực tiếp với kiến trúc sư để được tư vấn cụ thể, có thể yêu cầu các mẫu công trình thực tế để tham khảo xem phong cách đó có phù hợp với yêu cầu của bạn hay không, như vậy sẽ dễ dàng quyết định hơn.

Không chỉ là đơn vị có kinh nghiệm trong ngành thiết kế, TPW tự hào là đơn vị thiết kế cũng như thi công chất lượng và uy tín. Không chỉ với các mẫu cầu thang gác lửng mà các mẫu nhà phố, nhà biệt thự, nhà chung cư… đều được TPW trực tiếp tiến hành và thực hiện. Cam kết chất lượng cũng như thời gian bảo hành của sản phẩm, giúp khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn.

Call Now Button