Chống Thấm Trần Nhà Bê Tông Hiệu Quả

Chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả luôn luôn là một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ đối với chủ đầu mà đối với các công ty xây dựng. Nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng cho biết với kiểu thời tiết nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều, xảy ra thất thường ở nước ta khiến chất lượng công trình xây dựng nhanh bị xuống cấp. Điển hình nhất là nguy cơ thấm dột tường và trần nhà là rất cao. Gia chủ không kịp thời xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến độ an toàn công trình. Sau đây, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành xây dựng công ty chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về cách chống thấm cho trần nhà bê tông cốt thép hiệu quả.

  1. Những nguyên nhân gây thấm trần nhà bê tông

Như các bạn cũng biết một nguyên tắc để giải quyết được một vấn đề nào đó thì việc đầu tiên chúng ta cần phải làm đó chính là xác định được nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên từ đó mới có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Và đối với vấn đề chống thấm trần nhà bê tông cũng vậy, để có thể chống thấm trần nhà bê tông hiêu quả việc trước tiên là chúng ta cần phải biết được nguyên nhân dẫn đến thấm trần nhà bê tông. Nguyên nhân gây thấm trần nhà bê tông bao gồm những nguyên nhân sau đây:

  • Chất liệu thi công chống thấm bê tông kém hoặc không có độ co giãn linh hoạt trước tác động của thời tiết.
  • Thực hiện chống thấm không đúng yêu cầu về kỹ thuật, các lỗi thường thấy là thi công chống thấm các mép sát nhau ẩu, quét nước chống thấm chuyên dụng không đúng yêu cầu của nhà sản xuất đưa ra, ví dụ như nước chống thấm cần quét 3 lớp nhưng thợ chỉ quét 2 lớp là không đạt yêu cầu và có thể làm cả công trình chống thấm mái bê tông bị thấm.
  • Không kiểm tra kỹ bề mặt chống thấm trần nhà bê tông trước khi lát gạch. Đây là lỗi do thi công ẩu gây ra. Thông thường các công trình chống thấm sẽ được ngâm nước 2-3 ngày để kiểm tra tình trạng xem có bị thấm không rồi mới tiến hành lát gạch.
  • Sân thượng không thoát được nước khiến cho nước đọng lâu ngày vào mùa mưa cũng là nguyên nhân khiến lớp chống thấm trần nhà bê tông không chịu được ẩm ướt lâu ngày. Nên khi lát sân thượng cần lưu ý lát sân hơi dốc theo hướng thoát nước để khi mưa xuống nước mưa dễ dàng chảy xuống cống thoát nước của tòa nhà.
  • Vệ sinh bề mặt chống thấm trần nhà bê tông không sạch, không bít các kẽ hở, chân các đường ống bằng vữa chuyên dụng kỹ. Trong quá trình chống thấm nếu không xịt và vệ sinh sạch mặt bằng chống thấm cũng là nguyên nhân phổ biến khiến lớp chống thấm không bám được vào bề mặt bê tông gây thấm dễ dàng. Hoặc ở vị trí tiếp giáp giữa các ống, mép của bề mặt bê tông không được đào ra một chút để đổ bê tông chuyên dụng kỹ trong quá trình sử dụng dễ bị lỏng gây ra các kẽ hở làm cho công trình mất khả năng chống thấm.
  1. Mức độ thấm và giải pháp

Tùy thuộc vào mức độ thấm dột của trần nhà, các đơn vị chống thấm sẽ tư vấn cho gia chủ cách chống thâm trần nhà bê tông sao cho vừa chất lượng vừa tiết kiệm nhất.

  • Trần nhà bị thấm dột từ trên mái: Trường hợp này có thể áp dụng chiêu trâm bít vết nứt trên máng xối. Đồng thời, dùng hỗn hợp xi măng cát, chất chống thấm có độ dày 1cm. Nếu như việc trạm bít không còn hiệu quả, bạn có thể sử dụng những tấm tôn mỏng để che nước cho vết nứt. Hoặc đơn giản sử dụng máng xối cạn bằng máng xối sâu hơn, hay đem đục thêm lỗ thoát nước để tránh trường hợp nước tràn lên mái.
  • Trần nhà thấm dột ở mức độ vừa phải: Hiện tượng thấm dột sẽ tạo ra hiện tượng trần nhà sẽ có biểu hiện ố vàng, loang nổ, có vết chân chim….Lúc này, giải pháp khắc phục tốt nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm, có đặc tính khô nhanh trong một vài giờ đồng hồ.
  • Trần nhà thấm dột nghiêm trọng: Nếu trần nhà bị thấm dột nghiêm trọng sẽ thấy nước nhỏ thành giọt gây ảnh hưởng tới sinh hoạt. Khi đó, cần phải đập bỏ lớp trần bị thấm, đồng thời phủ lên lớp sợi thủy tinh và keo chóng thấm rồi quét lại như ban đầu.

Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác hiệu quả là bạn hãy sử dụng cách be mặt mái bằng cốp pha kín, đổ xi măng và vữa để chúng qua các khe rỗng, ngấm vào bề mặt bê tông, khi ngưng kết bê tông sẽ liên lại bằng việc trám những khe rỗng này, xử lí lại bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.

  1. Lự chọn vật liệu chống thấm phù hợp

Hiện có nhiều phương pháp chống thấm khác nhau cho mái nhà bê tông như: sử dụng màng chống thấm, hay dùng phụ gia chống thấm…Việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm lại vừa mang lại hiệu quả cao.

  • Các loại màng chống thấm: Trên thị trường, hiện có bán nhiều loại màng chống thấm mà bạn có thể tìm mua dễ dàng như: màng khò nóng, màng dán lạnh. Ưu điểm của những loại màng này là khả năng chống thấm rất tốt, độ bền rất cao bạn có thể an tâm sử dụng.
  • Các vật liệu phun hoặc quét tạo màng: vật liệu này có dạng hóa chất lỏng, có thể phun hoặc quét lên trần bê tông tạo thành lớp màng bảo về trần nhà khỏi các tác động của điều kiện thời tiết làm thấm dột.
  • Phụ gia chống thấm: Dùng phụ gia chống thấm trộn cùng các vật liệu xây dựng sẽ giúp tạo sự bền vững cho kết cấu công trình, góp phần nâng cao khả năng chống thấm cho trần nhà bằng bê tông.
  • Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng: cách chống thấm này cũng tương đối dễ thi công. Tuy nhiên, nhược điểm loại vật liệu này là hạn chế khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm giảm độ bền và khả năng chống thấm. Thường người ta sẽ áp dụng phương pháp này để chống thấm cho công trình ở tầng hầm, hố thang máy.
  1. Tiến hành xử lý bề mặt chống thấm

Mỗi loại vật liệu chống thấm dột có quy trình thi công khác nhau. Nhìn chung, xử lý bề mặt chống thấm đều phải tuân thủ những quy tắc chung sau:

  • Bước đầu tiên, đục bỏ những lồi lõm trên bề mặt để tạo thành mặt bê tông phẳng. Ở các hỗ bị nứt, đục thành rãnh chữ V với độ sâu khoảng 2cm để xử lý trám đấy vết nứt bằng những vật liệu chống thấm có khả năng giãn nở, co ngót tốt. Có thể dùng giấy nhám chà cho bề mặt bê tông cho phẳng sẽ giúp công đoạn thực hiện chống thấm được hiệu quả hơn.
  • Bước thứ hai, vệ sinh bề mặt bê tông sạch sẽ, có thể dùng máy hút bụi làm sạch bề mặt để tăng hiệu quả chống thấm. Nhưng lưu ý chỉ nên thực hiện chống thấm dột khi bề mặt thật sạch sẽ để tạo độ bám dính tốt nhất.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho quý cô bác, anh chị cái nhìn tổng quan nhất về quy trình chống thấm cho mái nhà bê tông. Chúng tôi vẫn khuyên bạn nên thực hiện khâu chống thấm ngay từ đầu để mang lại hiệu quả cao nhất thay vì đợi dột mới chống thấm hay dột đến đâu chống thấm đến đó.

>>BÁO GIÁ THI CÔNG NHÀ TRỌN GÓI 4.500.000d/m2

Call Now Button