Sửa chữa nhà ở là một quy trình phức tạp nhằm tiến hành cải tạo lại căn nhà đã hư hỏng hay xuống cấp vì nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạng như: thời gian qua lâu dẫn đến môt bộ phận của căn nhà xuống cấp, lúc xây nhà trên một mảnh đất có nền móng không ổn đinh, hay vấn đề thời tiết dẫn đến hư hại căn nhà của bạn. Việc sủa chữa nhà ở trên một nền móng căn nhà là điều vô cùng khó khăn và phức tạp. Với kinh nghiêm hơn 10 năm trong nghề xây dưng công ty chúng tối xin chia sẻ những kinh nghiệm trong quy trình sửa chữa nhà ở như sau:
- Xác định nguyên nhân và bộ phận hư hỏng
Trước tiên chúng ta cần phải xác đinh được nguyên nhân nào dẫn đến sự xuống cấp, hư hại của căn nhà để có thể đưa ra biên pháp sử lý. Xác định đươc bộ phân hư hại của căn nhà để lên kế hoạch. Thống nhất ý kiến của các hành viên trong gia đình về ý tưởng, mong muốn về căn nhà săp được sửa chữa.
- Tìm đến một công ty chuyên về thiết kế, xây dựng
Sau khi xác đinh được ý tưởng mà ban muôn sửa chữa nhà ở, nên tìm đến một công ty chuyên về thiết kế, xây dựng để được ho khảo sát căn nhà mà ban muốn sửa chữa, từ đó tư vấn đưa ra lời khuyên thích hợp nhất.
- Thiết kế lên kế hoạch
Sau khi khảo sát công ty thiết kế sẽ dựa theo ý tưởng và sở thích của bạn tiến hành thiết kế viêc sửa chữa nhà ở của bạn.
Trong khi đó bạn cũng cần phải lên kế hoạch cu thể về viêc sửa chữa căn nhà:
– Lên kế hoach tài chính một cách chi tiết để đảm bảo cho chi phí của căn nhà bạn muốn sửa chữa sao cho tiết kiêm, hù hợp với túi tiền của bạn.
– Tìm hiểu các vật liệu xây dựng mà bạn muốn sử dụng cho viêc sửa chữa nhà ở
– Tìm nhà thầu, công ty xây dựng uy tín tiến hành thi công
– Xin giấy phép sửa chữa và các giấy tờ khác có liên quan.
- Tiến hành sửa chữa
Trong quá trình tiến hành thi công sửa chữa ban cần thực hiên những bước sau đây:
- Chuẩn bị mặt bằng
Nếu phần nhà bạn muốn sửa không lớn hoặc không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh hoạt của gia đình bạn thì việc chuẩn bị mặt bằng khá đơn giản, bạn chỉ việc dỡ bỏ đồ đạc ở diện tích nhà muốn sửa. Nhưng với diện tích sửa chữa lớn so với diện tích toàn ngôi nhà thì việc sửa chữa nhà có thể gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn. Bạn sẽ gặp phải những khó khăn bất ngờ như vết nứt và những phiền phức không thể tránh được khi bạn sống cùng khu vực đang sửa chữa. Sinh hoạt thường ngày có thể bị đảo lộn thậm chí rất tồi tệ khi nhà cửa tanh bành, bụi bặm vì sửa chữa. Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc chọn lựa giữa việc dọn sang chỗ ở tạm, hoặc thu dọn và sinh hoạt trong chính ngôi nhà đang sửa.
Về phần vật liệu xây dựng, nếu không quá tin tưởng vào chủ thầu thi công, bạn cần tự chuẩn bị, và tập kết chúng trước khi bắt đầu tiến hành sửa chữa nhà. Các vật liệu cần thiết như: xi măng, cát, gạch, thép, đá….Khi chọn mua các vật liệu xây dựng này, ngoài việc căn cứ vào uy tín và chế độ hỗ trợ vận chuyển, thanh toán của các nhà cung cấp bạn nên chọn các loại nhãn hiệu có uy tín và được sự tin tưởng của nhà thầu xây dựng và kiến trúc sư. Bạn cũng nên chuẩn bị hàng rào che chắn cho công trình để đảm bảo an toàn trong toàn bộ quá trình sửa chữa nhà. Đồng thời, bạn nên thảo luận với nhà thầu thi công về vấn đề lán trại cho đội ngũ công nhân thi công trong suốt quá trình cải tạo sửa chữa.
Việc chuẩn bị nguồn điện nước phục vụ cho quá trình sửa chữa xây dựng cũng khá quan trọng, bạn lưu ý nước sử dụng trong quá trình sửa chữa xây dựng phải là nước sạch. Tuyệt đối không dùng nước tù đọng trong ao hồ, nước phèn, nước lợ, nước mặn, nước nhiễm bẩn.
- Giám sát thi công
Nếu ban không có thời gian và nhân lực để giám sát công trình bạn có thể nhờ người thân có chuyên môn, kinh nghiệm giám sát hoặc tốt nhất là ban nên tìm đến một công ty xây dựng, bời vì có có chuyên môn, kinh nghiệm và giấy phép hành nghề theo quy định. Người giám sát là người thay măt chủ nhà quản lý khối lượng và chất lượng của căn nhà. Đây là người bảo vê quyền lợi cho chủ nhà, đảm bảo cho bạn sủa chữa căn nhà với mức giá hợp lý nhất. Công viêc của giám sát là
– Kiểm tra, đôn đốc tốc độ, tiên đô và chất lượng của căn nhà.
– Giám sát vật tư, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng, tránh lãng phí. Nghiệm thu từng hạng mục công trình khi hoàn thành
– Quản lý, đảm bảo an toàn lao động.
- Các công đoạn chủ yếu trong quá trình sửa chữa nhà
Tùy vào nội dung sửa nhà của bạn: chống dột, chống thấm, ngăn chia phòng, phá bỏ tường, chuyển cầu thang, sửa lại khu vệ sinh, nâng thêm tầng, phá bỏ và mở rộng một phần nhà… mà quá trình sửa chữa nhà ở có thể chia thành nhiều công đoạn khác nhau.
Bạn có thể chia thành 2 công đoạn chính: Phần xây dựng cơ bản và phần hoàn thiện.
- Phần xây dựng
– Phá dỡ phần nhà muốn sửa
– Tiến hành xây sửa
– Lắp điện, nước, mộc
– Các công tác cấu kiện trong suốt quá trình xây sửa.
- Phần hoàn thiện
– Sơn, lát gạch, đóng trần
– Lắp đặt thiết bị: Bồn nước, vệ sinh, bóng đèn, chùm đèn, máy lạnh…
– Làm Cửa, cầu thang, bếp…
– Các phần khác: Rèm cửa, tủ âm tường….
– Kiểm tra tổng thể mọi chi tiết trong căn nhà từ trên xuống dưới, làm đẹp và gia cố những chỗ sai sót.
– Tổng vệ sinh trước khi bàn giao