Thiết Kế Nhà Mái Thái Nên Lợp Mái Ngói Hay Mái Tôn

Nhà mái thái là phong cách kiến trúc khá độc đáo đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm và có nhu cầu xây dựng hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình Thiên Phú Việt Nam (TPW) tiến hành tư vấn xây dựng, nhiều gia chủ đã đặt ra câu hỏi: “Thiết kế nhà mái thái thì nên lợp mái ngói hay mái tôn”. Nhận thấy đây là băn khoăn, thắc mắc chung của nhiều chủ đầu tư, ở bài viết này các Kiến trúc sư Thiên Phú Việt Nam sẽ giải đáp cho chủ đầu tư về vấn đề này.

Một số đặc điểm của kiến trúc mái thái                         

Nhà mái thái hay còn gọi là nhà mái dốc, là kiểu nhà ở dân dụng được xây dựng theo kiến trúc mái thái. Trong đó, mái thái bao gồm những đặc trưng sau:

Nhà mái thái thường được thiết kế theo kiểu nhiều mái xếp chồng lên nhau hoặc giật cấp theo tầng mái để tạo sự ấn tượng, độc đáo cho kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.

Với kiến trúc mái thái, nhà thầu có thể lựa chọn thi công theo một trong hai phương án sau. Phương án 1 sẽ đổ bê tông mái bằng, sau đó tiền hành lợp vì kèo sắt hộp và phủ thêm lớp ngói trên cùng. Còn phương án 2 sẽ đổ bê tông mái dốc, sau đó tiến hành dán ngòi thái bao phủ. Tùy vào nhu cầu và chi phí xây dựng mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn phương án phù hợp cho nhà phố của mình.

Có thể nói ngói thái là vật liệu lợp mái phổ biến với các công trình nhà mái thái. Tuy nhiên để hạn chế chi phí vật liệu, chi phí vận chuyên cũng như rút ngắn thời gian thi công, phương án lợp mái tôn thay thế đã ra đời.

Ưu và nhược điểm của mái ngói cho công trình nhà mái thái

Ưu điểm

Đa dạng về màu sắc, mẫu mã: Hiện nay có rất nhiều dạng mái ngói với kiểu dáng, mẫu mã khác nhau để chủ đầu tư lựa chọn như: dạng sóng to, sóng nhỏ, dạng phẳng,… Về màu sắc cũng rất phong phú: ngói đỏ tươi, ngói đỏ sẫm, ngói xanh dương, xanh lục,.. Sự đa dạng màu sắc và mẫu mã này sẽ giúp gia chủ xây dựng nên các công trình nhà ở độc đáo và khác biệt với những ngôi nhà khác.

Khả năng chống rêu mốc: Mái nhà là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi khí hậu, thời tiết bên ngoài. Với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, khu vực mái thường dễ xuất hiện hiện tượng mọc rêu mốc. Nếu sử dụng chất liệu ngói sẽ giảm thiểu quá trình lên rêu mốc, kéo dài chất lượng và tuổi thọ sử dụng cho mái nhà.

Độ cứng lớn, chống biến dạng: Vật liệu ngói được tạo nên từ đất nung hoặc bê tông nên sẽ có độ cứng và độ uốn lớn, không ngại các va đập mạnh. Vì vậy cho dù chịu tác động lớn từ thời tiết thì vật liệu ngói cũng sẽ không biến dạng hay bị mài mòn quá nhiều, không ảnh hướng tới thẩm mỹ của ngôi nhà.

Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt: Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi trội của vật liệu ngói so với những vật liệu lợp mái khác. Khả năng cách âm, cách nhiệt của ngói sẽ giúp không gian ngôi nhà trở nên yên tĩnh, mát mẻ, thoải mái hơn vào mùa hè oi bức.

Thân thiện với môi trường: Nguyên liệu chủ yếu dùng để tạo nên ngói chính là đất nung. Vì vậy sử dụng ngói để lợp nhà sẽ không gây ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, đồng thời an toàn với sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Nhược điểm

Chi phí vật liệu và chi phí thi công lớn: Thực tế, giá thành mái ngói và chi phí thi công mái ngói khá lớn so với các loại vật liệu lợp mái khác. Đây là nhược điểm chủ yếu khiến nhiều chủ đầu tư khá băn khoăn khi lựa chọn nên lợp mái ngói hay mái tôn.

Khó khăn trong việc sửa chữa, bảo dưỡng: Kết cấu mái ngói thường khá phức tạp nên trong trường hợp xảy ra sai sót khi thi công hoặc mái bị thấm dột trong quá trình sử dụng thì việc sửa chữa, bảo dưỡng mái sẽ khá khó khăn.

Ưu và nhược điểm của mái tôn cho công trình nhà mái thái

Ưu điểm

Chi phí rẻ: Tất nhiên, chi phí làm mái tôn sẽ rẻ hơn so với lợp mái bằng ngói. Không chỉ chi phí nguyên liệu mà chi phí vận chuyển, chi phí thi công mái tôn cũng sẽ rẻ hơn so với mái ngói. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất khiến nhiều chủ đầu tư lựa chọn sử dụng vật liệu này cho ngôi nhà của mình.

Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng của các tâm lợp tôn sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với ngói. Điều này tạo sự thuận lợi cho việc vận chuyển và thi công các công trình sử dụng mái tôn. Đồng thời việc sửa chữa, bảo dưỡng mái tôn cũng đơn giản hơn khi chất liệu này không yêu cầu kỹ thuật thi công quá phức tạp.

Nhược điểm

Không đa dạng về màu sắc, mẫu mã như mái ngói: Hiện nay mái tôn chỉ thịnh hành một số màu như màu đỏ hoặc xanh xám. Vì vậy gia chủ không có nhiều lựa chọn về mẫu mã, màu sắc nếu sử dụng mái tôn cho công trình nhà mình.

Không có khả năng cách nhiệt: Vật liệu kim loại có tính hấp thụ và giữ nhiệt. Vì vậy sử dụng mái tôn cho công trình nhà ở sẽ khiến không gian ngôi nhà rất nóng. Để giảm thiệu sự ảnh hưởng của nhiệt độ, gia chủ sẽ tốn thêm chi phí làm trần chống nóng cho ngôi nhà.

Không có khả năng cách âm, chống ồn: Đây là nhược điểm lớn nhất của chất liệu tôn. Mái tôn không có khả năng cách âm, chống ồn. Đặc biệt là trong thời tiết mưa gió, ngôi nhà của bạn sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các tạp âm xung quanh.

Nhà mái thái nên lợp mái ngói hay mái tôn

Từ những phân tích ưu – nhược điểm trên của các KTS Thiên Phú Việt Nam, chắc hẳn chủ đầu tư đã hiểu hơn về hai loại vật liệu này cũng như có sự lựa chọn nên lợp mái ngói hay mái tôn cho ngôi nhà của mình.

Nếu gia đình có kinh phí dư giả và mong muốn ngôi nhà độc đáo, khác biệt so với các công trình khác thì nên lựa chọn vật liệu ngói để lợp mái cho ngôi nhà. Còn nếu kinh phí xây dựng hạn chế thì gia chủ có thể lựa chọn lợp mái tôn để giảm thiểu chi phí ngôi nhà nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và các công năng bình thường.

Nếu chủ đầu tư vẫn còn thắc mắc và muốn được tư vấn chi tiết hơn về hai loại mái này thì hãy liên hệ với chúng tôi. Các KTS Thiên Phú Việt Nam sẽ nhanh chóng phản hồi và tư vấn giải pháp thiết kế phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn.

Call Now Button