SO SÁNH NHÀ THÉP TIỀN CHẾ VỚI NHÀ BÊ TÔNG, CÓ ĐIỂM GÌ KHÁC BIỆT?

Trước đây, khi nhà thép tiền chế chưa được ứng dụng rộng rãi như hiện tại, khi cần xây dựng công trình nhà ở hoặc nhà xưởng công nghiệp, người ta sẽ nghĩ ngay đến nhà bê tông cốt thép bởi họ không có sự lựa chọn đa dạng. Hiện nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật, công nghệ, gia chủ đã có thêm lựa chọn mới chính là nhà khung thép. Vậy cụ thể kết cấu nhà nào tốt hơn? Đâu mới là giải pháp xây dựng tối ưu cho công trình của bạn? Hãy cùng TPW so sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông để hiểu rõ hơn về 2 loại hình công trình này.

So sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông: Làm rõ khái niệm nhà khung thép và nhà bê tông

Nhà khung thép là gì?

Nhà tiền chế hay còn gọi là nhà thép tiền chế hoặc nhà khung thép, là mô hình nhà không xây dựng bằng các vật liệu thông thường như vôi vữa, gạch ngói mà được xây bằng các khung trụ bằng thép và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật có sẵn. Một công trình nhà thép tiền chế hoàn chỉnh sẽ thực hiện đầy đủ qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 thiết kế, vẽ sơ đồ nhà và chi tiết các vật liệu xây dựng. Giai đoạn 2 gia công các vật liệu theo bản thiết kế. Giai đoạn 3 lắp dựng hoàn chỉnh tại công trình và kiểm tra.

Nhà bê tông cốt thép là gì?

Đây là loại nhà ở, nhà 2 tầng có bếp riêng được làm từ vật liệu composite, kết hợp giữa thép và bê tông, trong đó cả 2 loại vật liệu này cùng tham gia vào quá trình chịu lực. Sở dĩ có sự kết hợp này là vật liệu bê tông có cường độ chịu lực kém, ngoài ra những hạn chế trong khả năng sử dụng của bê tông cũng khiến loại vật liệu này gây nhiều lãng phí khi sử dụng.

So sánh ưu – nhược điểm của nhà thép tiền chế với nhà bê tông cốt thép

Giữa 2 loại hình nhà bê tông cốt thép và nhà khung thép tiền chế, đâu mới là giải pháp tốt nhất cho chủ đầu tư và doanh nghiệp? Cùng xem những tính toán lợi ích sau để tự đưa ra lựa chọn cho mình.

NHÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP (BTCT) NHÀ KHUNG THÉP TIỀN CHẾ
TỔNG KẾT
Khả năng chịu lực Thiết kế dễ dàng, khả năng chịu lực tốt.
Tuy nhiên, vì thi công tại công trường nên độ tin cậy không đảm bảo.
Khả năng vượt nhịp thông dụng khoảng 7m dài.
Dễ thiết kế, tải trọng nhẹ hơn nhiều so với BTCT. Có thể kéo, nén, uốn tùy ý theo bản vẽ thiết kế.
Dễ kiểm soát uy tín sản phẩm do cấu kiện thép được tập trung sản xuất tại công trình.
Khả năng vượt nhịp linh động từ 9-13m.
Khả năng chịu lực của nhà khung  thép ưu việt hơn BTCT và phù hợp hơn với những công trình đòi hỏi độ chịu lực cao.
Khả năng kết hợp vật liệu Là sự kết hợp giữa nhiều loại vật liệu truyền thống: xi măng, bê tông, cốt thép, gạch, đá,… Thép tiền chế có khả năng phối hợp với nhiều loại vật liệu siêu nhẹ và vật liệu mới thân thiện với môi trường. Nhà khung thép vượt trội hơn hẳn kiểu nhà BTCT truyền thống.
Phương án thiết kế Tạo hình bằng coppha đổ tại chỗ nên việc tạo hình kiến trúc khá linh hoạt. Được chế tạo và lắp ráp các cấu kiện ngay tại nhà máy, giúp rút ngắn thời gian thi công tại công trường.
Khó có khả năng tạo hình những hoa văn phức tạp.
Nhà khung thép phù hợp với lối kiến trúc hiện đại, có thể tận dụng kết cấu thanh mảnh của thép để tạo điểm nhấn trong kiến trúc.
Tuổi thọ dự án Khoảng 40 -100 năm, tuổi thọ nhà tầng bê tông cốt thép phụ thuộc vào chất lượng thi công công trình. Hầu hết các công trình nhà khung thép tiền chế trên thế giới có tuổi thọ từ 100 năm trở lên. Tuổi thọ của nhà khung thép tỏ ra vượt trội hơn nhiều so với BTCT.
Chi phí đầu tư Khung tiêu chuẩn là 3 tầng x 70m2 Nhà khung thép có kích thước nhỏ hơn khung tiêu chuẩn của nhà BTCT sẽ đặt hơn từ 10-20%.
Song nhà có diện tích lờn hơn khung tiêu chuẩn làm bằng khung thép lại giúp tiết kiệm hơn từ 10-50%.
Nhà khung thép giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn cho những công trình lớn.
Linh động trong nâng cấp Cần đục đẽo, khoan, đổ cột mỗi khi lên tấm hoặc mở rộng không gian. Phần nâng cấp được sản xuất ngay tại nhà máy, kết cấu cũ được khoan sẵn lỗ để bắt bulông. Vì vậy việc lắp đặt diễn ra rất thuận tiện và  nhanh chóng. Nhà khung thép dễ nâng cấp, mở rộng và sửa chữa hơn trong tương lai.

So sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông                                                                                      

Kết luận: Nên lựa chọn loại hình nào phù hợp với nhà dân dụng?

Cuộc sống đang ngày càng phát triển, đòi hỏi nhiều lĩnh vực cũng phải thay đổi để thích hợp với xu thế của thời đại. Không nằm ngoài xu hướng đó, ngành xây dựng cũng cực kỳ phát triển đáp ứng nhu cầu sống cho con người hiện đại. Các nhà thầu, thi công luôn tìm cách tối ưu hóa những công trình thi công của mình, một trong số đó là nhà lắp ghép dân dụng.

Thực tế hiện nay, nhà khung thép tiền chế đang được sử dụng rất phổ biến và phù hợp với những công trình lớn như: Nhà xưởng, nhà kho, siêu thị, bệnh viện, nhà giữ xe,… Đặc biệt hơn là sử dụng nhà khung thép còn có thể thiết kế thành các nhà cao tầng như căn hộ chung cư.

Công trình nhà khung thép đặc biệt phù hợp hơn với những loại hình nhà có chiều cao lên tới 30 mét và chiều rộng tới 60 mét giúp tiết kiệm 35% chi phí. Còn đối với nhà ở dân dụng thì nhà tiền chế chưa thực sự phổ biến.

Mô hình xây dựng nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. Chính vì thế mà hôm nay chúng tôi đã đưa ra so sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại hình nhà này. Từ đó có thể tìm ra giải pháp tốt nhất cho công trình của bạn. Bạn nên tìm cho mình một đơn vị thi công chuyên nghiệp để có thể tư vấn đúng mong muốn của bạn. TPW là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công các công trình lớn nhỏ sẽ đem đến cho bạn những phương án hoàn thiện nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline 0909 734 085

Call Now Button