BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM NGƯỢC TẦNG HẦM CHUẨN KỸ THUẬT

Chống thấm tầng hầm là một việc làm vô cùng quan trọng không thể thiếu khi thiết kế và thi công tầng hầm bởi tầng hầm nằm dưới lòng đất nên phải chịu tác động mạnh mẽ của các mạch nước ngầm và hệ thống cấp thoát nước. Chống thấm tầng hầm giúp đảm bảo kết cấu vững chắc cho nền móng. Chống thấm tầng hầm có 2 phương pháp đó là chống thấm thuận và chống thấm ngược. Bài viết này của xây dựng Thiên Phú Việt Nam(TPW) sẽ đi sâu vào tìm hiểu biện pháp chống thấm ngược tầng hầm, hãy cùng theo dõi nhé. 

Chống thấm ngược tầng hầm là gì?

Theo như tên gọi của chống thấm ngược tầng hầm là biện pháp chống thấm ngược hướng với nguồn nước gây thấm, được xử lý bên trong của tầng hầm. Trong quá trình thiết kế và thi công nếu không thể chống thấm thuận thì sẽ tiến hành chống thấm ngược tầng hầm.

Biện pháp thi công chống thấm ngược tầng hầm được tiến hành tạo ra một lớp màng chống thấm ở mặt bên trong của tầng hầm nhằm ngăn chặn các mạch nước ngầm cũng như hệ thống cấp thoát nước ngấm từ bên ngoài vào bên trong tầng hầm.

Hiện nay, các phương pháp chống thấm tầng hầm được sử dụng phổ biến nhất là: Chống thấm thuận tầng hầm, chống thấm ngược tầng hầm và kết hợp cả 2 biện pháp chống thấm thuận ngược

Thông thường, hầu hết các công trình đều áp dụng biện pháp chống thấm thuận bởi thi công đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên trong một vài tình huống không thể chống thấm thuận thì sẽ áp dụng dụng biện pháp chống thấm ngược để đảm bảo chất lượng của công trình. Dưới đây là một số trường hợp nhất định áp dụng chống thấm ngược tầng hầm:

  • Trường hợp chống thấm nhà cao tầng bị ảnh hưởng bởi mạch nước ngầm chảy vào
  • Chống thấm ngược cho khe tường tiếp xúc trong trường hợp nhà hàng xóm quá sát, không thể thực hiện chống thấm thuận.
  • Một trường hợp khác phải xử lý chống thấm ngược là bể bơi bị rò rỉ nước, bể chứa nước ngầm có nguy cơ thấm từ mạch nước bên ngoài vào.

Vật liệu sử dụng để chống thấm ngược tầng hầm

Khi chống thấm ngược tầng hầm cần đảm bảo tính liên kết cũng như độ dính cao với các loại vật liệu khác, đặc biệt là khả năng thẩm thấm vào thân bê tông, đảm bảo lớp bê tông sẽ tạo được lớp màng tinh thể trong thân bê tông. Ngoài ra, vì lực áp suất của nước rất lớn nên để chặn ngăn chặn sự thấm của nước thì vật liệu sử dụng để chống thấm ngược tầng hầm  phải có tính đàn hồi cao.

Hiện nay, biện pháp chống thấm tầng hầm ngược được áp dụng phổ biến các dạng vật liệu tinh thể thẩm thấu và màng khò nóng:

Trong một vài năm trở lại đây, vật liệu chống thấm tinh thể thẩm thấu hay chống thấm tinh thể nội (chống thấm IC) được sử dụng vô cùng phổ biến. Khi thực hiện chống thấm nược bằng vật liệu tinh thể thẩm thấu sẽ phun hoặc quét lên bề mặt bê tông sau khi đã đổ bể tông, còn nếu chưa đổ sẽ phối trộn trực tiếp với bê tông. Các vật liệu này sẽ thấm sâu vào các mao mạch của cấu tạo bê tông, dưới tác dụng hóa học với Ca(OH)2 có sẵn trong bê tông sẽ tạo thành Silicat dạng tinh thể đóng vai trò bịt kín các lỗ rỗng, trở thành lớp màng chống thấm vô cùng hiệu quả.

Sở dĩ biện áp này được sử dụng phổ biến bởi nó vừa có thể chống thấm thuận vừa có thể chống thấm ngược tầng hầm. Đồng thời thi công dễ dàng, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tuổi thọ của bê tông. Tuy nhiên là chi phí khá cao.

Quy trình xử lý chống thấm ngược tầng hầm                                                

So với chống thấm thuận thì chống thấm ngược tầng hầm thường khó hơn rất nhiều. Bởi trước khi tiến hành phải tiến hành khảo sát và lựa chọn phương án chống thấm phù hợp đảm bảo hiệu quả chống thấm. Không chỉ vậy nó còn liên quan đến mực nước ngầm, áp lực nước ngầm, kết cấu nền móng và vị trí công trình thi công nên thường gặp khó khăn trong việc xử lý.

Dưới đây là các bước xử lý chống thấm ngược tầng hầm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh bề mặt chống thấm, đảm bảo bề mặt bằng phẳng, không có các lớp vữa xi măng, bê tông dư thừa và tạp chất còn sót lại khi thi công. Bạn nên sử dụng búa băm, búa đục để băm, đục sạch chúng, bề mặt chống thấm được vệ sinh sạch sẽ mới đảm bảo dung dịch chống thấm thẩm thấu tốt.

Bước 2: Tiến hành chống thấm ngược tầng hầm

Tại các điểm nước thấm, rò rỉ phải chặn nước và chờ bề mặt bê tông khô mới có thể tiến hành thi công chống thấm. Có hai biện pháp chống thấm ngược tầng hầm chính là chống thấm bằng các sản phẩm dạng quét và chống thấm bằng màng khò nóng và chống thấm bằng .

Thi công quét, phun chống thấm tinh thể thẩm thấu

Trộn vật liệu chống thấm bằng máy khoan có tốc độ chậm khoảng 600 vòng/phút để hỗn hợp phải sánh mịn, sệt không vón cục là có thể sử dụng.

Làm ẩm bề mặt chống thấm sau đó dùng máy phun hỗn hợp vừa trộn hoặc sử dụng cọ quét lên bề mặt chống thấm, sau khi lớp quét đã khô (chưa cứng) tiến hành quét lớp thứ 2, trong quá trình quét đảm bảo 2 lớp vuông góc với nhau

Một lưu ý khi thi công chấm thấm bằng tinh thể thẩm thấu là sau sau khi trộn hỗn hợp xong phải được thi công ngay, trong quá trình thi công để tránh hỗn hợp đông cứng thì cứ cách 3 phút thì nên khuấy 1 lần. Vì vậy, nên chia nhỏ thành nhiều lần trộn để đảm bảo hỗn hợp không bị khô nhanh nếu thi công không kịp.

Bảo dưỡng: Quá trình bảo dưỡng nên phủ lớp nilon hoặc bao tải ẩm lên bề mặt thi công để tăng khả năng chống thấm bởi  vật liệu càng lâu khô thì chất lượng càng tốt.

Thi công chống thấm ngược tầng hầm bằng màng khò nóng

Dán các miếng dán chống thấm lên bề mặt chống thấm sau đó dùng màng khò nóng để miếng dán liên kết chặt vào bề mặt chống thấm. Cần lưu ý ở những vị trí trọng yếu góc tường, khe co giãn, cổ ống dùng bay miết để tạo mạch kín cho các lớp và gia cố bằng cách làm thủng khu vực có bóng khí sau đó  dán đè tấm khác lên.

Trên đây là biện pháp chống thấm ngược tầng hầm, hy vọng thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp giúp bạn nắm bắt được những kiến thức quan trọng liên quan đến chống thấm tầng hầm, đồng thời trang bị cho mình kinh nghiệm để áp dụng cho công trình nhà mình nhé, cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi trong những phút vừa qua.

Call Now Button