Các tiêu chuẩn thiết kế nhà ở quan trọng bạn nên biết

Ở mỗi lĩnh vực thiết kế đều đòi hỏi chuyên môn và trình độ. Dù làm công việc nào cũng cần có qui chuẩn nhất định. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở yêu cầu những gì là câu hỏi của rất nhiều người. Để biết một cách chi tiết tiêu chuẩn thiết kế nhà ở hãy theo dõi bài viết của Thiên Phú Việt Nam dưới này nhé.

Tại sao phải thiết kế nhà ở?

Ngôi nhà là nơi để bạn tìm về sau một ngày làm việc mệt mỏi, là nơi gắn kết gia đình. Ông bà ta thường có câu “ An cư lạc nghiệp”, nghĩa là chỗ ở phải ổn định trước. Do đó, khi tiến hành xây nhà chúng ta không được xây một cách tùy tiện. Cần nghiên cứu, thiết kế nhà ở để quá trình xây dựng và hoàn thiện không gặp trắc trở.

Thiết kế nhà ở không hề đơn giản, nó chứa toàn bộ chi tiết của ngôi nhà dù là nhỏ nhất. Nhìn vào bản vẽ, người thi công sẽ dễ dàng nắm bắt công việc nhanh chóng. Các công việc sau đó sẽ dễ dàng triển khai giúp tiết kiệm thời gian.

Có bản vẽ thiết kế, công việc thi công ít sai xót, tránh sửa chữa về sau. Nhiều người thường xây nhà theo cảm tính, khổng sử dụng bản thiết kế nhà ở. Sau khi tiến hành xây dựng thì gặp nhiều bất cập, sửa đi sửa lại gây mất nhiều thời gian. Việc sửa quá nhiều lần làm xấu đi tổng thể của ngôi nhà và mất chi phí sửa chữa. Nếu giả sử có bản thiết kế, chi tiết nào không hợp lý thì có thể chỉnh sửa ngay. Nó giúp không mất nhiều thời gian mà còn giúp công trình sắp xếp một cách khoa học.

Thiết kế dựa trên mong muốn và hài lòng của gia chủ. Gia chủ sẽ trao đổi với kiến trúc sư thể hiện mong muốn cũng như tài chính của mình. Kiến trúc sư sẽ là người triển khai kết cấu, thẩm mỹ, cho ra bản vẽ nhà ở hoàn hảo nhất.

Quy định chung khi thiết kế nhà ở

Không phải tùy ý là có thể thiết kế, quy định chung khi thiết kế nhà ở như sau:

Theo quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, thiết kế nhà ở phải theo loại, cấp công trình. Do đó không nên tùy ý ngẫu hứng trong thiết kế nhà ở mà phải có khuôn mẫu.

Thiết kế nhà ở cần đảm bảo bền vững, an toàn và tiện nghi của công trình. Công trình cần phù hợp với điều kiện khí hậu, văn hóa, phong tục của người Việt. Đáp ứng yêu cầu an toàn, sức khỏe, đảm bảo yêu cầu cần thiết.

Thiết kế nhà ở đảm bảo đúng quy định về các tầng. Chẳng hạn như tâng kỹ thuật thiết kế dưới nền tầng 1 nghĩa là tầng hầm. Yêu cần tầng kĩ thuật có chiều cao từ 1.6m trở lên và thông trực tiếp ra bên ngoài. Cửa hoặc lỗ qua tường không nhỏ hơn 0.6m x 0.6m. Tương tự tầng nửa hầm, tầng áp mái, hay bất cứ tầng nào cũng phải làm theo quy định.

Thiết kế chỗ lắp điều hòa, phơi quần áo,.. Cần đảm bảo không ảnh hưởng đến kiến trúc mặt đứng và đảm bảo vệ sinh. Cần thống nhất vị trí cũng như kích thước để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Sử dụng màu sắc, vật liệu không làm ảnh hưởng đến thị giác cũng như sức khỏe. Đảm bảo an ninh, tránh tiếng ồn, tầm nhìn cảnh quan và môi trường.

Thiết kế thu gom rác hay đường ống đổ rác phù hợp.

Những quy định chung thiết kế nhà ở giúp đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu công trình. Nó giúp đảm bảo quyền lợi về an toàn, sức khỏe cũng như thẩm mỹ và cảnh quan.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở

Thiết kế nhà ở có những quy định riêng khác với các công trình công cộng khác. Khi tiến hành xây dựng công trình nhà ở bạn phải nắm rõ tiêu chuẩn thiết kế nhà ở.

Không gian chung

Không gian chung bao gồm phòng khách, không gian sinh hoạt chung của gia đình,..

Sảnh trước nhà, hay “hè” theo tiếng miền Trung là một bộ phận không nên thiếu. Sảnh có thể dùng để chứa các vật dụng như kệ  giày, dép, mũ, áo mưa,.. Không cần diện tích lớn, nhưng nếu có sảnh đón khách sẽ tạo cảm giác gần gũi và lịch sự.

Phòng khách của căn nhà là nơi để tiếp khách. Phòng khách cần được thiết kế sang trọng, lịch sự và không bày biện quá nhiều. Chỉ nên trưng bày một số đồ nội thất thiết yếu và có giá trị thẩm mỹ. Phong khách nên đặt ở trước nhà, sau sảnh. Yêu cầu không gian rộng rãi, thoáng. Diện tích phòng khách to hay nhỏ phải phù hợp với diện tích của toàn bộ căn nhà.

Không gian bếp

Khu vực bếp là khu vực quan trọng cho mọi loại nhà ở. Khu vực bếp phải đủ rộng để đảm bảo các thao tác làm bếp không bị vướng. Bố trí bếp ga, chậu rửa, tủ lạnh phù hợp. Tránh việc chiếm quá nhiều diện tích gây rối mắt và ngợp ngạt. Đa số các khu vực bếp hiện nay đều có bàn gia công thực phẩm, và bàn ăn. Để căn bếp gọn gàng thì không thể thiếu tủ đựng bát đĩa. Có nhiều dạng bó trí khu vực bếp như dạng thẳng, chữ U, chữ L,.. ưu tiên bố trí chậu rửa gần cửa sổ để nhận ánh sáng tự nhiên. Thiết kế bố trí khu vực bếp thuận tiện cho người nấu bếp.

Nếu gia đình có điều kiện hoặc diện tích rộng nêu thiết kế phòng gia đình. Phòng gia đình không yêu cầu phải có nhưng đây là phòng nên có. Thông thường, phòng gia đình gắn liền với phòng ăn, sử  dụng nhiều trước và sau bữa ăn. Đây sẽ là nơi lý tưởng để các thành viên trò chuyện và chia sẻ với nhau.

Khu vực vệ sinh

Khu vệ sinh chung nên thiết kế gần khu vực ăn, hay khu dùng chung. Hiện nay, một ngôi nhà thường có ít nhất 2 nhà vệ sinh bao gồm khu vực tắm. Nếu gia đình muốn sử dụng 1 khu vực vệ sinh thì nên thiết kế rộng. Khu vực vệ sinh cần đảm bảo các tiện nghi cần thiết cho cả gia đình. Nếu gia đình có điều kiện xây dựng thì nên thiết kế ít nhất 2 khu vực vệ sinh. Khi thiết kế phải đảm bảo yếu tố vệ sinh môi trường. Cần có hầm chứa,không được thải trực tiếp nước sinh hoạt ra ngoài môi trường.

Phòng ngủ

Phòng ngủ chính là không gian riêng của từng thành viên. Phòng ngủ cá nhân cần tiện nghi và rộng rãi. Có thể ưu tiên cho chủ nhà phòng ngủ có diện tích lớn hơn. Phòng ngủ cho vợ chồng đòi hỏi tiện nghi và tiêu chuẩn diện tích cao. Cần thiết kế giường, tủ quần áo, bàn trang điểm hợp lý và hiện đại. Nếu nhà lớn thì có thể bố trí khu vực thay đồ cho từng phòng ngủ. Có thể xây thêm phòng tắm riêng cho từng phòng ngủ nếu diện tích nhà lớn. Phòng tắm ngày nay thường có bồn tắm, vòi hoa sen,.. Phòng tắm rộng, không nên tối và ẩm thấp.

Call Now Button