Chống thấm tường hiệu quả là một khâu rất quan trọng cho quá trình xây dựng môt ngôi nhà ở chất lượng mà chúng ta luôn rất quan tâm đến mỗi khi xây hay sửa nhà. Chống thấm tường cho nhà ở gồm 2 dạng cở bản là chốnga tấm tường cho nhà cũ và chống thấm tường cho nhà mới. Đặc biệt là trong những tháng trời mưa. Với khi hậu ẩm, nhiêt đới, mưa nhiều như ở Việt Nam thì việc chống thấm tường nhà một cách hiệu quả luôn là vấn đề được đề cập đến. Vì thế để giải quyết vấn đề này công ty chúng tôi với kinh nghiêm hơn 10 năm trong nghề xây dựng xin chia sẻ đến các bạn phương pháp chống thấm tường nhà hiêu quả cho nhà ở sau đây:
- Chống thấm tường cho nhà cũ
Với khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, độ ẩm cao và mưa nắng thường xuyên như ở Viêt Nam thì tường nhà của hâu hếtc ác căn nhà cũ đượ xây dựng lâu năm thương hay bi xuống cấp, tường bi xuống cấp, meo mốc ảnh hưởng đếm thẩm quan của ngôi nhà là điều không thể tránh khỏi để giải quyết vấn đề đó thì cần có một phương pháp chống thấm tường hiệu quả.
Chống thấm tường cho nhà cũ đòi hỏi sự cầu kỳ, tốn nhiều công sức. Trước hết, chúng ta cần cạo sạch lớp sơn cũ đang có dấu hiệu bong tróc. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải hoặc chất tẩy rửa để loại bỏ hoàn toàn phần rêu mốc bám trên tường. Sau đó, khéo léo dùng phần hồ vữa xi măng cát trám lại những lỗ hổng hoặc vết nứt lớn trên tường. Hãy đảm bảo phần tường chống thấm đã được làm sạch sẽ và cung cấp đủ độ ẩm.
Khi đã hoàn thành các bước trên, cô chú hãy dùng một trong các vật liệu chống thấm chuyên dụng như: AC02, Sika Seal 107, Kova CT11A, … để quét lên khu vực cần được chống thấm. Hãy nhớ, để đảm bảo hiệu quả tối đa, bạn nên quét thật đều từ 2 – 3 lớp. Tiếp đến là lăn sơn và bả matit để hoàn thành xong công việc
- Chống thấm tường cho nhà mới
Khác với chống thấm cho tường nhà cũ, ở dạng này, việc thấm nước chủ yếu do phần vữa trát bị co lại tạo thành một số vết chân chim. Ngoài ra, ngấm tường còn do lớp sơn ngoài kém chất lượng khiến cho nước dễ dàng ngấm vào. Thậm chí, hiện tượng này có thể do sụt lún hoặc sự dịch chuyển không đáng có gây ra các vết nứt giữa tường với cột hay với dầm. Vì thế, để khắc phục tình trạng này cần tiến hành xây hoặc trát lại tường sao cho chắc chắn và đảm bảo nhất.
Việc xây dựng ẩu khiến cho nước dễ ngấm vào tường và gây ẩm, mốc trên lớp sơn. Trong quá trình xây dựng gia chủ cũng nên yêu cầu khoan cắm các râu sắt vào cột để tạo liên kết vững chắc. Ở phần chân tường, nên tưới hồ dầu xi măng để giúp cho phần tường, sàn liên kết tốt đồng thời loại bỏ nguy cơ nứt, vỡ.
Tiến hành trát hồ theo tỉ lệ thích hợp trong thiết kế. Chú ý phần khe hở do lắp đặt đường ống hoặc thiết bị điện bị hở, các rãnh lõm, lỗ gạch rỗng hay các hàng gạch đặt ngang. Đừng quên làm ẩm bề mặt trước khi tiến hành trát nhất là trong điều kiện khô hanh. Chúng ta nên phun ẩm cho bề mặt sau khi trát 24 tiếng nếu để quá lâu dễ gây nứt, rạn bề mặt. Lưu ý, sau khi trát xong, tuyệt đối không sơn tường ngay mà hãy để khô từ 20 – 30 ngày. Khi tiến hành sơn, cần làm sạch bề mặt , loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn để lớp sơn bám lâu hơn.
Một số trường hợp tường mới giáp với tường cũ nên quét một lớp nước xi măng ở khu vực lỗ giáo, tường tiếp giáp để tạo sự liên kết chặt chẽ, ngăn chặn và phòng ngừa hiện tượng thấm nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm chống thấm tường cho nhà mới, nhà cũ mà chúng tôi đã tích lũy được sau nhiều năm trong nghề. Hi vọng, bài viết này của công ty chúng tối đã phần nào giúp các bạn tìm ra được giải pháp cho chính căn hộ của mình.