Lợi Ích Ốp Lát Gạch Sàn Mái Mà Chủ Đầu Tư Nên Biết

Mái bằng đổ bê tông cốt thép được tính 50% diện tích xây dựng là loại mái được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong gói thi công tiêu chuẩn, sàn mái sẽ chưa bao gồm chi phí ốp lát gạch. Vậy ốp lát gạch sàn mái có cần thiết mang lại lợi ích gì và được tính chi phí như thế nào, chủ đầu tư hãy tham khảo video này nhé.

Lợi ích khi ốp gạch sàn mái.

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về lợi ích khi ốp gạch sàn mái sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn khách quan và quyết định có thi công ốp lát gạch sàn mái hay không?

Bảo vệ và dễ dàng vệ sinh.

Sàn mái là khu vực ngoài trời, tiếp xúc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết nắng và mưa liên tục. Sàn mái cũng không được sơn nước ngoại thất mà thường để trống với bề mặt nhẵn hoàn toàn.

Qua thời gian việc đọng nước khi vào mùa mưa sẽ hình thành rong rêu bám vào bề mặt, hơn nữa lá cây hay rác thải có thể tích tụ ở sàn mái rất nhiều. Việc ốp thêm một lớp gạch cùng với len gạch chân tường sẽ giúp cho quá trình vệ sinh quét dọn dễ dàng.

Chống nóng hiệu quả.

Với độ dày 10cm của sàn mái khi được đổ bê tông cốt thép, đây đã là phương án chống nóng hoàn hảo cho tầng bên dưới. Cộng thêm ốp gạch sàn mái như một lớp bảo vệ ngăn nhiệt lượng đi xuống,giúp giảm đáng kể nhiệt độ cho phòng tầng dưới, không bị quá hầm nóng tạo cảm giác khó chịu đặc biệt là những nhà xây full tầng lầu không xây sân thượng.

Tăng cường khả năng chống thấm.

Đây có lẽ là yếu tố chính mà chủ đầu tư cần cân nhắc khi quyết định thi công ốp lát gạch sàn mái hay không?

Các vật liệu để xây dựng như: gạch, vữa, sơn, khi hoàn thiện đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Những lỗ nhỏ này khi gặp phải thời tiết mưa nhiều hay ẩm ướt sẽ làm cho nước từ từ thấm vào bên trong làm cho tường dễ bị nứt. Việc thấm dột sẽ gây ra các vấn đề:  ố vàng loang lổ, bong tróc sơn vữa, nấm mốc, nứt tường, ảnh hưởng đến kết cấu,…gây hư hại, mất thẩm mỹ cho các công trình.

Khi hoàn thành đổ bê tông sàn mái, chờ sàn mái khô, thợ sẽ tiến hành thi công chống thấm cho khu vực sàn mái với các bước:

  • Sử dụng khoan, dụng cụ đục lớp vữa cũ bám trên nền để mài phẳng bề mặt.
  • Vệ sinh sạch sẽ rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ bám kém trên bề mặt.
  • Dọn vệ sinh, rửa sạch và để khô (làm khô) bề mặt.
  • Xử lý các khe nứt lớn bằng chất chống thấm co giãn CT-14 của KOVA.
  • Đối với các sàn mới cần để tối thiểu ít nhất 21 ngày để ổn định kết cấu.
  • Nếu bề mặt sàn khô hoặc nóng quá, cần làm ẩm trước khi thi công chống thấm

Phủ 2-3 lớp Kova CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để lớp cuối khô cứng khoảng 3-4 ngày. Hoàn thành công tác chống thấm.

Việc đầu tư vào chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được rất nhiều tiền so với chi phí tu bổ và sửa chữa khi công trình khi bị thấm dột. Đối với chủ đầu tư xây nhà mục đích để ở lâu dài, điều mà họ chú trọng đều là chất lượng và kĩ thuật thi công. Với những lợi ích trên thì lời khuyên của TPW, chủ đầu tư nên ốp lát gạch sàn mái để tăng độ bền của ngôi nhà.

Call Now Button