NHỮNG DẤU HIỆU MÓNG NHÀ YẾU MÀ CÁC GIA CHỦ KHÔNG NÊN BỎ QUA

Có rất nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng đã xuất hiện tình trạng nền nhà bị nứt, vỡ, tường, cột nhà và trần nhà có những vết nứt, khung cửa sổ bị cong vênh. Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng này chính là do móng nhà bị yếu. Vậy nguyên nhân khiến móng công trình bị yếu là gì? dấu hiệu móng nhà yếu là gì? Hãy cùng TPW tìm hiểu và đưa ra biện pháp giúp hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu công trình cũng như mang lại an toàn cho những người sống xung quanh đó nhé!

Móng nhà yếu có nguy hiểm không?

Không thể phủ nhận rằng cốt lõi của cấu trúc ngôi nhà chính là móng nhà bởi một nền móng vững chắc không chỉ mang lại sự ổn định cho công trình mà còn tối đa hóa độ bền của nó, giúp kéo dài thời gian sử dụng. Phần móng là một trong những phần kết cấu dưới cùng của công trình và đây là phần chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà.

Tùy thuộc vào chất lượng và kết cấu của lớp đất nền mà lựa chọn loại móng phù hợp cho công trình. Công trình được xây trên nền móng kiên cố, vững chắc sẽ đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Nhưng nếu công trình có nền móng yếu thì trên tường, trần nhà xuất hiện các vết nứt hay nền nhà sẽ bị vỡ thành các mảng lớn vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Hơn nữa, nếu móng quá yếu sẽ làm cho công trình bị lún, nghiêng hoặc đổ ngay khi đưa vào sử dụng. Điều này khiến cho gia chủ hoặc chủ đầu tư tốn chi phí xây dựng, chi phí sửa chữa, gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày cùng các công trình xung quanh.

Dấu hiệu móng nhà yếu dễ nhận biết

Không phải tự nhiên mà chúng ta biết được ngôi nhà của mình đang xảy ra vấn đề. Để nhận biết được công trình của mình đang ở tình trạng nào nhất là vị trí móng thì dưới đây là dấu hiệu móng nhà yếu mà bạn có thể nhận biết.

Tường, cột và trần nhà xuất hiện các vết nứt

Khi móng nhà yếu, sức chịu tải của chúng không đạt được yêu cầu như đã tính toán trong thiết kế khiến các bộ phận như tường, cột và trần không thể chống đỡ được toàn bộ tải trọng của công trình. Từ đó mà xuất hiện các vết nứt làm cho các tác nhân xấu dễ dàng len lỏi vào trong, phá vỡ kết cấu công trình.

Bên cạnh đó, móng nhà bị ảnh hưởng là do công trình nằm trong khu vực hạn hán, đất bị nẻ, thiếu nước làm mất đi tính liên kết. Hoặc đất, cát của móng bị rửa trôi sau những trận mưa, lũ khiến cho móng bị yếu đi.

Khung cửa bị cong vênh

Một dấu hiệu mà bạn có thể biết được móng nhà mình đang yếu hay không chính là nhìn khung cửa, nếu nó bị cong vênh chứng tỏ nền móng cần phải được cải tạo, sửa chữa. Khung cửa bị cong vênh là do móng yếu, không chịu được tải trọng của toàn bộ công trình làm xuất hiện tình trạng sụt, lún. Khi ngôi nhà bị sụt, lún thì khung cửa cũng góp phần chịu tải trọng vì vậy mà bị cong vênh.

Nền nhà nứt, vỡ thành các mảng lớn

Nền nhà bị nứt, vỡ thành các mảng lớn cũng là dấu hiệu cho thấy móng của ngôi nhà đang yếu. Để xảy ra tình trạng này là do việc đất, đá, cát chưa lấp đủ phần móng, khi nước ngấm vào các lớp đất đá sẽ tạo khoảng trống giữa móng với nền.

Nguyên nhân khiến móng nhà bị yếu

  • Quá trình thi công nền móng không đảm bảo yêu cầu

Chất lượng công trình không được đảm bảo sau khi thi công đã gây ra rất nhiều hệ lụy. Dưới đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.

Khi thiết kế bản vẽ, các kiến trúc sư đã có sự sai sót trong tính toán kết cấu công trình. Vì vậy, khi đội thợ nhận bản vẽ và tiến hành thi công theo đúng các số liệu có trong đó sẽ khiến móng không đảm bảo được khả năng chịu lực.

  • Do địa hình, thời tiết.

Bên cạnh nguyên nhân về quy trình thi công thì yếu tố bên ngoài như thời tiết, địa hình cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng móng nhà.

Địa hình thi công không bằng phẳng khiến việc đo đạc, thi công, làm phẳng móng nhà trở nên khó khăn, chất lượng vì thế mà khó đảm bảo.

Thời tiết cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng móng trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn với thời tiết quá cao, nắng hạn kéo dài khiến đất móng mất đi độ ẩm cần có, từ đó mà đất trở nên rời rạc, không có sự liên kết. Ngược lại, nếu mưa to, lũ kéo về quá nhiều và diễn ra trong nhiều ngày sẽ khiến đất cát trong móng nhà dễ bị rửa trôi hoặc bị lún sâu. Từ đó tạo ra khoảng cách giữa móng với nền nhà hay nền nhà bị yếu đi.

  • Do thiết kế.

Lấy bản vẽ nhà khác qua làm cho nhà mình.

 

Một số lưu ý khi thi công giúp tránh tình trạng móng yếu

Để công trình sau khi đưa vào sử dụng không xảy ra tình trạng móng yếu thì chủ nhà cũng như đơn vị thi công cần lưu ý một số điều sau:

  • Tìm hiểu, lựa chọn đơn vị thi công uy tín, kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao.
  • Kiểm tra kỹ điều kiện địa chất để có thể lên phương án thiết kế, thi công móng phù hợp.
  • Tuân thủ, làm theo đúng các bước trong quy trình thi công móng nhà.
  • Chọn vật tư để làm móng nhà đóng vai trò quan trọng bởi chúng là cơ sở tạo nên một nền móng vững chắc, kiên cố. Vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu xây dựng và có quy trình thi công móng đạt tiêu chuẩn. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về dấu hiệu móng nhà yếu sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm, phương pháp để đảm bảo chất lượng công trình của mình.

Call Now Button