TOP 5 LOẠI VẬT LIỆU CHỐNG THẤM SÀN BÊ TÔNG HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Sàn bê tông bị thấm là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là đối với sàn mái do thường xuyên phải tiếp xúc với mưa nắng. Sàn bị thấm lâu ngày sẽ dẫn đến công trình bị xuống cấp, chất lượng & tuổi thọ giảm sút. Do đó, tìm ra phương án và vật liệu chống thấm sàn triệt để là vấn đề các gia chủ rất quan tâm. Dưới đây TPW xin giới thiệu 5 loại vật liệu chống thấm sàn tốt nhất phổ biến hiện nay.

Nguyên nhân sàn bê tông bị thấm nước

Trước hết chúng ta cần đi tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng sàn bị thấm.

Thứ nhất, do chất lượng bê tông và quá trình thi công không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.

Bê tông không được cấp phổi đúng tỉ lệ vật liệu, không bảo dưỡng bê tông đúng cách khiến sàn bê tông hoàn thiện xuất hiện rất nhiều lỗ rỗng nhỏ. Đây là lý do hàng đầu khiên nước thấm qua và gây thấm sàn.

Trong quá trình thi công, việc kiểm tra giám sát cao độ hoàn thiện của bề mặt sàn không chuẩn cũng dẫn đến độ dốc sàn không đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế. Khi nước đọng trên bề mặt sàn sẽ không chảy về theo đúng vị trí được quy định, Nước bị đọng không thoát đi được trong thời gian dài tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng thấm nước.

Thứ hai, do tính toán sai sức chịu tải của sàn bê tông, dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt trong quá trình sử dụng, tạo đường dẫn cho nước thấm vào.

Thứ ba, do không chống thấm hoặc chống thấm sàn sai quy trình ngay từ đầu

Chống thấm sàn là quy trình gần như bắt buộc phải có ngay trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình lâu dài, đặc biệt đối với các sàn hay tiếp xúc với nước như sàn nhà vệ sinh, nhà tắm, ban công, sàn mái…Tuy nhiên không phải đội thợ nào cũng nắm được quy trình chống thấm sàn chuẩn. Nếu thợ bỏ qua hoặc lựa chọn vật liệu chống thấm sai thì chắc chắn sàn sẽ bị thấm về sau.

Thứ tư, do sự cố từ hệ thống MEP. đường ống PCCC

Nguyên nhân này ít gặp hơn và thường xảy ra với những công trình lớn, đặc biệt là trong giai đoạn hoàn thiện. Ví dụ như hệ thống thoát nước của ban công ngoài trời bị tắc do xà bần, rác thải khiến nước tồn đọng tràn vào trong nhà gây thấm sàn.

Hoặc hệ thống đường ống nước, ống PCCC gặp sự cố rò rỉ hay bị vỡ khiến nước phun ra ngoài. Trường hợp này cần có kỹ thuật chuyên môn xử lý kịp thời.

TOP 5 loại vật liệu chống thấm sàn bê tông hiệu quả

Chống thấm sàn bằng keo chống thấm chuyên dụng

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại keo chống thấm sàn chuyên dụng mang lại hiệu quả cao, phổ biến nhất là keo TX – 911 có cấu tạo từ PU và Bitum. Loại keo này thường được sử dụng cho các sàn bê tông bị nứt, như sàn mái.

Keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao, do đó có thể trám các vết nứt trong thời gian dài. Dù các vết nứt có co giãn do sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ thì chúng vẫn có khả năng thay đổi cho thích hợp.

Quy trình sử dụng keo chống thấm sàn như sau:

  • Tiến hành đục mở rộng các vết nứt
  • Vệ sinh để làm sạch bụi bẩn (thủ công hoặc dùng máy hơi)
  • Bắn keo chống thấm dọc theo vết nứt sao cho phủ kín hết chúng
  • Tiến hành quét các dung dịch chống thấm hoặc chất phụ gia chống thấm
  • Tiến hành trát vữa hoặc cán nền để hoàn thiện quá trình chống thấm sàn

Chống thấm sàn bằng cách sử dụng nhựa đường

Nhựa đường là loại vật liệu có khả năng ngăn nước tuyệt đối, kết cấu lớp màng dày dặn cùng tính đàn hồi cao, rất phù hợp với hạng mục chống thấm sàn sân thượng. Sau khi đun nóng thì nhựa đường có khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt. Sử dụng nhựa đường để chống thấm sàn có thể thi công theo quy trình như sau:

Vệ sinh sạch bề mặt sàn bê tông cần chống thấm

Nung chảy nhựa đường

Dùng cọ quét đều nhựa đường lên bề mặt cần chống thấm. Tùy vào điều kiện và vị trí mà có thể quét thành nhiều lớp. Lưu ý đợi lớp trước khô rồi mới quét lớp sau (thường khoảng 2h)

Tiến hành quét thêm một lớp phụ gia chống thấm

Sau đó thử ngâm nước xem có còn thấm hay không, nếu không có vấn đề gì thì tiến hành trát vữa để hoàn thiện.

Chống thấm sàn bê tông bằng bitum

Bitum cũng là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong công tác chống thấm sàn bê tông bởi nó có thể mang lại hiệu quả cao và ổn định. Bitum chống thấm được chia thành 2 loại là màng bitum tự dính và sơn chống thấm gốc bitum.

Quy trình sử dụng màng Bitum tự dính để chống thấm sàn

  • Vệ sinh, xử lý các phần gồ ghề trên bề mặt bê tông nếu có
  • Lăn một lớp sơn lót gốc Bitum để tăng độ bám dính
  • Trải các tấm màng Bitum lên phạm vi cần chống thấm
  • Sử dụng máy khò lướt ngọn lửa qua lại đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời, đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào bề mặt này, thao tác nhanh để có thể đạt hiệu quả tối ưu. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
  • Xử lý các lỗ bong bóng nổi lên, nếu tấm bitum bị rách thì phải đè tấm khác lên, biên độ chồng mép của các tấm tối thiểu là 5cm.

Quy trình sử dụng sơn chống thấm gốc Bitum để chống thấm sàn:

  • Pha sơn chống thấm gốc BItum theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất
  • Quét đều một lớp sơn chống thấm trên bề mặt sàn
  • Sau khi đợi lớp 1 khô (khoảng 2 giờ) thì có thể quét thêm các lớp tiếp theo tùy thuộc hạng mục và yêu cầu gia chủ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm gốc Bitum, tuy nhiên cần lựa chọn đúng sơn chính hãng thì mới đảm bảo hiệu quả chống thấm sàn tối ưu.

Chống thấm sàn bằng Sika

Sika là loại hóa chất được sử dụng rất nhiều cho công tác chống thấm hiện nay bởi những ưu thế về độ bền, khả năng chống thấm cao và quá trình thi công cũng không quá phức tạp hay yêu cầu cao về mặt kỹ thuật.

  • Gia chủ có thể tham khảo quy trình chống thấm sàn bê tông bằng sika như sau:
  • Trước tiên, luôn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn cần chống thấm
  • Xử lý các khuyết tật như lỗ rỗng, bề mặt rỗ. các phần bê tông gồ ghề
  • Tưới ẩm bề mặt bê tông trước khi dùng sika
  • Quét lớp chống thấm Sika từ 2-3 lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 6 tiếng. Loại sika thường được sử dụng là Sika Top Seal 107.
  • Cuối cùng là cán nền bảo vệ lớp chống thấm và hoàn thiện bề mặt sàn

Chống thấm sàn bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng

So với các loại vật liệu trên thì phương án này mang lại tuổi thọ chống thấm ngắn hơn. Gia chủ có thể lựa chọn sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần Revinex Flex System – Neotex hoặc Revinex Flex ES. Đây là các  loại vật liệu đa năng, rất thích hợp với bề mặt sàn bê tông.

Thi công chống thấm bằng phương án này khá đơn giản, chỉ cần trộn 2 loại vật liệu lại với nhau hoặc trộn với nước theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất rồi tiến hành lăn/phun hỗn hợp lên bề mặt cần chống thấm khoảng 2 lớp là được. Lưu ý trước khi thi công phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đảm bảo mặt sàn khô, không dính đất cát hay dầu mỡ thì mới đảm bảo lớp chống thấm báo chặt vào bề mặt bê tông.

Trên đây là TOP 5 loại vật liệu chống thấm sàn phổ biến hiện nay mà TPW muốn gửi đến bạn đọc. Tùy điều kiện thi công và hạng mục, chúng ta có thể cân nhắc đến một vài lựa chọn khác như sơn Epoxy chống thấm, vật liệu chống thấm sàn Polyurethan…Hi vọng các thông tin hữu ích của chúng tôi sẽ giúp gia chủ khắc phục được tình trạng thấm dột cách tốt nhất.

 

Call Now Button