Xử lý tường chung khi xây nhà mới !!! Vấn đề không quá mới lạ nhưng vẫn gây rất nhiều khó khăn và rắc rối cho chủ đầu tư đặc biệt xuất hiện nhiều ở những khu nhà cũ, khu đô thị đông đúc. Làm sao để xử lý vấn đề này khi xây nhà mới mà không có quá nhiều ảnh hưởng, thực hiện đúng pháp lý xây dựng… Cùng xem qua những thông tin dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Nhà tường chung là gì ?
Có thể hiểu nhà tường chung là những ngôi nhà liền kề nhau có chung một bức tường, được xây dựng trên cùng một diện tích đất. Hình thức xây hai ngôi nhà chung tường tuy giảm thiểu chi phí xây dựng, chi phí lắp đặt. Nhưng hạn chế của kiểu nhà này là khi nhà xuống cấp chủ nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất cập vì không thể tự quyết định việc sửa chữa hay nâng cấp nhà ở.
Khi sử dụng, nếu một trong hai chủ hộ liền kề nhau muốn phá dỡ tường. Điều này có thể ảnh hưởng đến móng của cả hai ngôi nhà. Thậm chí, có nhiều trường hợp một ngôi nhà được xây dựng trên nền đất kém với tường chung có thể kéo theo những căn nhà liền kề nghiêng theo hoặc nứt tường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản.
Vậy làm thế nào để có thể xử lý nhà tường chung ?
Đầu tiên bất kể làm gì thì chủ đầu tư của hai nhà chung tường nếu ai có ý định thay đổi hay sửa chữa cũng nên bàn bạc và với chủ nhân của ngôi nhà chung tường với mình. Việc thỏa thuận này sẽ đảm bảo không gây ra quá nhiều tranh cãi và hai bên cùng nhau thống nhất để có phương án phù hợp về cách thức xử lý, phá bỏ bức tường và các bước thi công gia cố hoặc thỏa thuận xây lại (nếu có giữa 2 bên). Sau đó vấn đề quan trọng chủ đầu nên tiến hành tìm kiếm đơn vị nhà thầu uy tín chuyên nghiệp để nhận tư vấn thi công và xin giấy phép xây dựng.
Xin giấy phép xây dựng
Việc xây nhà hiện nay không chỉ liên quan đến cá nhân chủ nhà mà còn liên quan đến pháp luật, để đảm bảo đúng trình tự pháp luật thì trước khi xây nhà bạn cần phải xin giấy phép xây dựng.
VD: Tường chung giữa 2 nhà nếu tường 10cm thì mỗi bên là 5cm, nếu 1 nhà xây dựng mới cần phải thỏa thuận với chủ nhà có chung tường và làm cam kết đồng ý phá dỡ tường chung có dấu chứng nhận của cơ quan chứng năng thì mới có thể lấy lại 5cm đất tường chung, nếu không có thỏa thuận thì khi xin phép mới bắt buộc mất 5cm đất đó mới xin được giấy phép xây dựng. Sau khi xây dựng hoàn công sẽ làm cam kết mất đất và mất 5cm trong sổ mới.
Những loại giấy tờ cơ bản khi xin giấy phép như:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: Sổ đất, giấy ủy quyền công chứng(nếu có). Kèm theo trích lục bản đồ, trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.
- Chứng minh nhân dân bản sao công chứng.
- Bản cam kết an toàn với nhà liền kề.
Xin cấp giấy phép xây dựng sẽ tạo điều kiện cho quá trình thực hiện xây dựng công trình một cách thuận lợi, nhanh chóng. Hạn chế việc chỉnh sửa, dễ dàng thi công với mặt tiền đã xin phép và hoàn công xây dựng. Mọi thủ tục pháp lý, TPW sẽ là người hỗ trợ tối đa cho chủ đầu tư khi là nhà thầu xây dựng của ngôi nhà.
Vấn đề phức tạp liên quan đến tháo dỡ tường chung.
Trong tháo dỡ nhà cũ có yếu tố phức tạp như tường chung, vách chung. Không ít nhà phố gặp tình trạng này và khi tháo dỡ phải giữ lại tường cho nhà kế bên. Tuy nhiên tùy theo thỏa thuận giữa hai bên thì sẽ có bước xử lý khác nhau.
TH1: Nếu hai bên đồng ý tháo dỡ bức tường chung khi xây dựng, đơn vị thi công sẽ hạ tường và tiến hành gia cố lại cho nhà hàng xóm bằng tôn nếu nhà hàng xóm không có tường hoặc xây mới lại bức tường chung ( tùy theo 2 bên thỏa thuận).
TH2: Chủ đầu tư không thể thỏa thuận về việc tháo dỡ tường. Nếu vẫn muốn xây dựng nhà mới thì chỉ có thể giữ nguyên hiện trạng tường chung. Lúc này, chủ đầu tư phải chịu rủi ro là mất đi phần đất đó, gia đình buộc phải xây dựng bức tường mới trên nền đất của mình theo đúng pháp luật. Nếu gia đình vẫn tháo dỡ bức tường khi chưa có sự đồng ý tình huống sẽ dẫn đến kiện tụng, tranh chấp. Có thể khi tháo dỡ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc đến tường nhà bên cạnh như nứt, nghiêng nhà và họ có đủ quyền lợi và pháp lý để tranh chấp buộc dừng tiến trình thi công. Thực tế, đa phần tình huống này xảy ra rất nhiều, có rất ít nhà liền kề đồng ý tháo dỡ khi chưa có ý định sửa chữa và ngân sách xây dựng.
Việc tường chung sẽ làm mất đi diện tích đất thực tế. Với kinh nghiệm thi công nhiều năm trong ngành xây dựng, trước khi tiến hành thi công đội ngũ kỹ sư TPW sẽ đến tận nơi khảo sát và ghi nhận hiện trạng nhà, xem xét với nhà hàng xóm có chung tường và thỏa thuận của cả 2 bên để đảm bảo đúng pháp lý để quá trình diễn ra đúng kỹ thuật và đúng tiến độ thi công.
Quy trình liên quan đến tháo dỡ tường chung và định vị công trình.
Đầu tiên kỹ sư TPW sẽ đến tận nơi để khảo sát hiện trạng thực tế, trao đổi kỹ càng với chủ đầu tư về hạng mục thi công và các vấn đề xử lý sau đó chốt thời gian tháo dỡ và thi công.
Các hạng mục liên quan đến tháo dỡ được TPW đặc biệt chú trọng. Công tác này được thực hiện với mục đích an toàn, không ảnh hưởng đến nhà hàng xóm, người dân kế bên và hệ thống điện nước xung quanh. TPW luôn thực hiện công tác bao che nhằm đảm bảo an toàn các hộ dân xung quanh và chất lượng chuyên nghiệp của công trình.
Các hạng mục tháo dỡ:
- Đục phá bê tông.
- Đục phá gạch nền cũ.
- Đục phá gạch ốp tường.
- Dỡ bỏ mái ngói, mái tôn.
- Đục phá cầu thang.
- Tháo thiết bị vệ sinh.
- Tháo dỡ cửa đi, cửa sổ.
- Dịch vụ đào đất.
- Xử lý phần móng bên dưới lòng đất.
- Hút bể phốt và phá dỡ bể phốt.
- Trám lại vết nứt ổ điện tường nhà hàng xóm đối với các vị trí tường liền kề.
Sau khi tiến hành các công tác tháo dỡ, xà bần, đất dư và những vật dụng linh tinh sẽ được thực hiện công tác di dời để tiến trình thi công diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Hy vọng với toàn bộ chia sẻ bên trên sẽ là một nguồn thông tin bổ ích có thể giúp bạn có thêm cách nhìn bao quát và chính xác. Công tác xử lý tường chung sẽ mang đến rất nhiều khó khăn và rủi ro vì thế hãy lựa chọn cho mình một đơn vị thi công và uy tín. Chủ đầu tư nên cân nhắc tìm hiểu và có những giấy tờ thỏa thuận theo đúng pháp luật để quá trình thi công nhà mới diễn ra suôn sẻ, không xảy ra hiện trạng tranh chấp, dừng thi công gây ảnh hưởng đến thời gian, công sức và tiền bạc.