CÁCH TÍNH GIÁ TẦNG HẦM NHÀ PHỐ

Những năm gần đây, những mẫu nhà có tầng bán hầm đang trở nên phổ biến, đặc biệt là ở những khu vực thành phố. Nắm được nhu cầu của nhiều chủ đầu tư đang quan tâm về mẫu thiết kế nhà này, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn những lưu ý cần thiết để bạn nắm rõ trước khi bắt tay vào thiết kế và thi công.

Phân biệt nhà có tầng hầm và tầng bán hầm

Hiện nay có hai kiểu xây hầm phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn khi xây dựng nhà là: tầng hầm và tầng bán hầm. Hai kiểu tầng hầm này có đặc điểm khác biệt như sau:

+ Tầng hầm sẽ nằm hoàn toàn dưới mặt đất. Hiểu đơn giản, nhà có tầng hầm thì mặt bằng tầng 1 thường được thiết kế ngang với vỉa hẻ. Tầng hầm thường được dùng để tăng thêm diện tích sử dụng. Tùy theo nhu cầu của mỗi già đình mà tầng hầm sẽ được sử dụng với các mục đích như: để xe, nhà kho nơi đặt hệ thống điều hòa, các loại máy móc,..

+ Tầng bám hầm hay còn gọi là tầng hầm nổi. Đây là kiểu hầm có một nửa nằm trên mặt đất, còn một nửa chìm dưới đất.

Tầng bán hầm sẽ thường sáng hơn tầng hầm vì lấy được được ánh sáng tự nhiên và thông thoáng nhờ có chiều cao nhô lên khỏi mặt đất. Ngoài ra, nếu nhà chỉ dưới 3 tầng thì sẽ không nên xây dựng tầng bán hầm.

Lợi ích khi xây nhà có tầng bán hầm

Việc sử dụng tầng bán hầm mang tới nhiều lợi ích trong thiết kế nhà. Cụ thể:

+ Là không gian tiện ích lưu trữ đồ dùng: Nếu bạn không muốn tốn chi phí xây kho chứa đồ thì hoàn toàn có thể sử dụng tầng bán hầm thay thế. Như thế ngôi nhà luôn gọn gàng và ngăn nắp.

+ Thay thế gara thành nơi để xe: Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì việc thiết kế tầng bán hầm thành gara là ý tưởng thông minh. Vừa tiện ích mà vẫn đảm bảo được độ thông thoáng, đầy đủ ánh sáng cho không gian.

+ Nâng mặt bằng chung của các tầng khác lên: Việc xây thêm tầng bán hầm sẽ khiến mặt bằng nhà được nâng lên. Qua đó, ngôi nhà đón thêm được nhiều hơn nắng, gió tự nhiên, thông thoáng và chống ẩm tốt hơn.

Cách tính diện tích, chi phí xây dựng tầng bán hầm

Thực tế, chi phí xây dựng nhà có tầng bán hầm sẽ thường tốn kém hơn nhiều so với những nhà không có tầng hầm (cao hơn 115-140% ). Song song với đó, cách tính diện tích và chi phí xây dựng tầng hầm ở mỗi nhà thầu là khác nhau. Vì thế, chúng tôi chia sẻ tới bạn cách tính diện tích và chi phí xây tầng bán hầm hiện đang áp dụng để bạn tham khảo:

Chi phí xây nhà bao gồm: Chi phí gia cố khi đào đất và chi phí xây dựng tầng hầm.

Chi phí gia cố hầm:

Để không làm ảnh hưởng lên các công trình lân cận như: lở đất, sụt lún, nghiêng, sập,…và đảm bảo ngôi nhà luôn chắc chắn, vững chãi thì cần phải thực hiện gia cố công trình.

Chi phí gia cố vách hầm thường chưa được tính vào giá xây dựng phần thô, tùy vào điều kiện thi công, địa chất công trình và biện pháp thi công.

Chi phí xây dựng tầng bán hầm phụ thuộc vào độ sâu của hầm

+ Độ sâu: 1,2m – 1,7m: So với cote vỉa hè được tính bằng [170%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.

+ Độ sâu: 1,7m đến 2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [200%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.

Chi phí xây thô = Diện tích hầm x Đơn giá xây thô

Chi phí hoàn thiện sẽ được ghi chi tiết trong báo giá sau khi có bản vẽ thiết kế chi tiết của hầm và nhu cầu hoàn thiện của gia chủ.

Call Now Button